Phun phủ hợp kim phục hồi Lô Ép Đá

  • 11/07/2023

Lô Ép Đá là 1 trong bộ phận quan trọng trong dây chuyền sản xuất giấy bìa Carton nằm ở khâu ép chặt. Cũng giống các dạng Lô, Trục khác thì sau thời gian dài làm việc, các vị trí ở 2 đầu Lô gồm vị trí lắp ổ bi, lắp phớt bị mòn, xước, rỗ.

Đến đợt bảo trì dừng máy, các vị trí xước, rỗ hoặc mòn này cần phải được sửa chữa phục hồi để tiếp tục sử dụng cho các đợt tiếp theo, nếu không phục hồi hoặc sửa chữa mà vẫn tiếp tục chạy sẽ rất gây hại và phá hủy nhanh các chi tiết cũng như vị trí khác như ổ bi và bề mặt của trục. Dẫn đến thiệt hại rất nhiều về mặt kinh tế cho nhà máy.

Lô được tháo ra vận chuyển đi phun phủ phục hồi

Các giải pháp sửa chữa, phục hồi 2 đầu Lô thường được sử dụng có thể là hàn đắp, đóng bạc hoặc phun phủ hợp kim để lấy lại kích thước ban đầu.

Với hai giải pháp cũ là hàn đắp hoặc đóng bạc có rất nhiều nhược điểm đó là ảnh hưởng nhiệt cao, làm yếu Lô, gây cong, nứt mất đồng tâm, khi sử dụng lại thậm chí có thể bị gãy Lô.

Trục được đưa về xưởng chờ phun phủ 

Giải pháp tối ưu nhất được các nhà máy sử dụng để phục hồi 2 đầu Lô bị mòn hiện nay là phun phủ hợp kim để đưa về lại đúng kích thước ban đầu và dung sai

Phun phủ hợp kim phục hồi vị trí mòn

Với giải pháp phun phủ hợp kim có rất nhiều ưu điểm: nhiệt độ quá trình phun phủ thấp (dưới 100 độ C) không gây ảnh hưởng nhiệt, cong, nứt, biến dạng cho Lô. Lớp hợp kim được phun phủ có độ chống mòn tốt giúp cho Lô làm việc được lâu hơn sau khi sửa chữa. Độ dày của lớp phủ lớn có thể phục hồi được các Lô bị mòn sâu

Sau khi phun phủ, vị trí phun sẽ được gia công mài hoàn thiện đúng dung sai lắp ghép, Tiến độ xử lý hoàn thành 1 đơn phun phủ rất nhanh nên không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch sản xuất của nhà máy. 

zalo-img.png