Trục bánh răng sau một thời gian dài sử dụng vì nhiều lý do sẽ bị mòn tại các vị trí lắp ổ bi, lắp bạc,..
Trong trường hợp này ta có 2 phương án: Thay mới hoặc Phục hồi
Thay mới tốt nhưng tốn kém, vậy nếu phục hồi có tốt không? Đó là tùy vào phương pháp
Các phương pháp phục hồi truyền thống như đóng bạc, hàn đắp, mạ
1. Đóng Bạc
+ Ưu điểm: rẻ tiền, dễ thực hiện.
+ Nhược điểm:
– Liên kết giữa bạc và trục không tốt gây rung, xoay trong quá trình sử dụng
– Có thể gây ăn mòn điện hóa
2. Hàn Đắp
+ Ưu điểm: Tiết kiệm, nhanh
+ Nhược điểm:
– Phụ thuộc vật liệu hàn và tay nghề thợ
– Trong quá trình hàn, do ảnh hưởng nhiệt sẽ gây cong vênh, biến dạng chi tiết, để lại ứng suất dư gây nứt trong quá trình sử dụng
– Gia công lại (tiện, mài) tốn nhiều thời gian
3. Mạ
+ Ưu điểm: giá thành thấp và đạt độ bóng cao
+ Nhược điểm:
– Độ dày lớp mạ mỏng, trung bình từ 0,1-0,2mm
– Độ bám dính thấp, không bền và dễ bong trong quá trình sử dụng
Vậy Phương pháp nào là tối ưu nhất về cả mặt kỹ thuật và kinh tế?
Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn phương pháp Phun Phủ Kim Loại!!!
4. Phun hồ quang dây (phun nguội).
+ Ưu điểm:
– Độ dày lớp phủ tốt, từ 0,1mm-12mm. Lý tưởng từ 1-3mm
– Liên kết tốt: trên 35MPa.
– Vật liệu phun đa dạng
– Quá trình phun phủ không gây ứng suất dư hay các ảnh hưởng do nhiệt (Nhiệt độ luôn được kiểm soát dưới 1500C)
– Quá trình phục hồi không mất nhiều thời gian
+ Nhược điểm:
– Chi phí đầu tư cao
– Công nghệ phức tạp
– Lớp phủ có khả năng chống mài mòn, ăn mòn, nhiệt độ nhưng không chịu được lực uốn, xoắn
Hình ảnh Chúng tôi phục hồi cổ trục bánh răng bị hư tổn nặng vị trí lắp ổ bi – Những điều tưởng như phi thường nhưng rất đỗi bình thường!!!!
Trục bánh răng bị mòn, rổ nặng khi nhận tại xưởng
Xử lý bề mặt trước khi phun phủ, sau đó tạo nhám
Gá đặt trục chuẩn bị cho quá trình phục hồi
Quá trình phun phủ
Bề mặt lớp phủ sau khi phun
Trục hoàn thiện