PHỤC HỒI CỔ TRỤC, CỔ BIÊN CỦA TRỤC KHUỶU MÁY TÀU THỦY!!!
Những hư hỏng thường gặp trong quá trình làm việc của trục khuỷu: cổ trục-cổ biên bị mòn hoặc nứt, bề mặt cổ trục-cổ biên bị xây xước,…mà nguyên nhân cụ thể là do cổ trục-cổ biên phải chịu lực ma sát lớn, lực ly tâm, chịu áp lực, nhiệt độ cao, thiếu dầu bôi trơn hoặc dầu bôi trơn bẩn. Do đó làm tăng khe hở lắp ghép giữa trục và bạc, gây giảm áp suất dầu bôi trơn và phát sinh tiếng va đập khi động cơ làm việc.
Thông thường cổ biên bị mòn nhanh hơn cổ trục và lượng mài mòn của nó gấp 2 lần lượng mài mòn của cổ trục. Sự mài mòn của các cổ trục không đều nhau.
=> Vậy ta nên chọn giải pháp nào để sữa chữa phục hồi vừa hiệu quả vừa tiết kiệm được chi phí so với thay mới trục?
* Tiện hạ COS và đóng bạc
+ Chi phí thấp, dễ thực hiện.
+ Liên kết giữa bạc và trục không tốt.
+ Gây ra hiện tượng rung có thể làm bạc bị xoay trong quá trình làm việc.
* Hàn đắp bù kích thước
+ Tiết kiệm chi phí, nhanh.
+ Trong quá trình hàn do bị ảnh hưởng nhiệt sẽ gây cong vênh, biến dạng trục.
+ Để lại ứng suất dư dễ gây nứt và có thể làm gãy trục trong quá trình sử dụng
+ Vật liệu phun phủ là hợp kim crom carbide.
+ Có thể phủ dày từ 0.1mm ÷ 12mm.
+ Độ bám dính cao trên 40 Mpa (độ dày lớp phủ lý tưởng từ 1mm÷3mm).
+ Quá trình phun phủ không bị ảnh hưởng nhiệt, không gây ứng suất dư (nhiệt độ trong quá trình phun phủ luôn dưới 150ºC).
+ Thời gian phục hồi nhanh.
+ Chi phí để đầu tư hệ thống phun phủ là rất đắt.
+ Lớp phủ có khả năng chống mòn tuyệt vời nhưng không chịu được va đập, lực uốn và xoắn.
Bề mặt cổ trục bị mòn và xây xước
Bề mặt cổ biên bị mòn và xây xước
Phun phủ hồ quang dây đôi
Bề mặt lớp phủ sau khi phun
Bề mặt lớp phủ sau khi phun
Quy trình gá mài
Chuẩn bị mài
Gia công mài
Gia công hoàn thiện về kích thước chuẩn (cos 0)
Gia công về kích thước chuẩn (cos0)
Hoàn thiện